BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vân Khánh, ngày 27 tháng 05 năm 2013
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
- Họ và tên: Lê Thị Thi
- Chức danh: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vân Khánh 2, An Minh, Kiên Giang.
1.Tên kinh nghiệm: "Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh yếu lớp 1".
2. Căn cứ:
Căn cứ vào quyết định số 3859/QĐ– BGD& ĐT ngày 28 tháng 07 năm 2006 của Bộ trưởng BGD & ĐT về cuộc vận động 2 không với 4 nội dung. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với học sinh ngồi nhằm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo.
3. Thực trạng tình hình:
- Ưu điểm: Đa số học sinh biết cố gắng vươn lên; không có hiện tượng mặt cảm, tự ti trước lớp về sự yếu kém của mình; biết học hỏi, trao dồi kiến thức cùng các bạn trong lớp để học tốt hơn.
- Hạn chế: Đa số các em điều rơi vào một trong những trường hợp, lý do tương đối giống nhau là:
+ Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức ở những ngày nghỉ học; Trí tuệ kém phát triển; Lười, chán học.
+ Do các em không muốn đi học chỉ muốn ở nhà vui chơi.
+ Các em chưa có ý thức trong học tập, nhất là trong việc rèn đọc tốt phát âm chuẩn, chính xác.
4. Các nội dung chính của kinh nghiệm:
a/ Biện pháp tác động giáo dục
- Thông báo cho phụ huynh trang bị đồ dùng học tập, dạy kèm các em khi học ở nhà.
- Xây dựng: “Đôi bạn cùng tiến”,“Đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau”  
sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để theo dõi và giúp đỡ các học sinh yếu, kém.
- Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Thực hiện “Truy bài đầu giờ” giữa các học sinh trong tổ với nhau. Vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các tổ sẽ báo cáo việc thực hiện thi đua của tổ mình. Qua đó, giáo viên sẽ tổng kết vào cuối tháng và trao các phần thưởng nhỏ như phấn, bảng, bút chì, gôm tẩy, vở, chì màu,…cho các tổ, cá nhân thực hiện tốt các tiêu chuẩn thi đua nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em.
b/ Phần học các nét chữ cơ bản:
Ngay sau những buổi học đầu tiên về rèn nề nếp cho các em, tôi giảng cho học sinh các nét chữ cơ bản. Tôi dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ những nét cơ bản đó tôi đã phân các nét chữ cơ bản đó theo tên gọi và cấu tạo gần giống nhau của các nét chữ đó thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản đã học mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dạng, cấu tạo giống nhau hoặc gần giống nhau.
c/ Phần học âm:
* Âm đơn: Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tôi giảng dạy tiếp phần học âm (chữ cái). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Học sinh có nắm vững chắc các chữ cái thì mới ghép được thành vần, rồi thành tiếng và cuối cùng là thành một câu, một đoạn văn hoàn chỉnh.
Giai đoạn này tôi hướng dẫn các em phân tích nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều chữ viết khác nhau hay gặp trong sách, báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó là chữ a, chữ g để khi gặp kiểu chữ đó trong sách, báo các em dễ hiểu và không bị lúng túng. Ví dụ  Âm:   a –  a,    ;      g –  g                  
          + Âm a (âm a in thường) gồm hai nét: nét cong kín và nét sổ thẳng; âm a (âm a  viết thường) cũng gồm nét cong kính nhưng âm a là nét sổ thẳng còn âm a là nét móc dưới.
           + Âm g (âm g in thường) gồm: nét cong kín và nét móc dưới; âm g (âm g viết thường) cũng gồm nét cong kính nhưng âm g là nét móc dưới còn âm g là nét khuyết dưới.
Vì vậy, việc học cấu tạo âm bởi các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp các em dễ phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo lẫn tên gọi của bốn âm quen thuộc sau: d; b; p; q.
 * Âm ghép : Sang phần âm ghép Tôi cho học sinh sắp xếp các âm ghép
thành một nhóm và cho các em nói lên điểm giống nhau và khác nhau giữa các
âm đó. VD: Các âm ghép: ch–c ; nh– n; th– t; kh – k; gh –g; ph– p ; ngh – ng.
          + Cho học sinh phân từng cặp những âm có tên gọi giống nhau.
 VD: ch –tr; ng – ngh; g –gh . 
          d/ Phần tìm các câu văn, đoạn văn bổ trợ:
Tôi thấy các em có sự nhàm chán trong các bài ôn tập nên tôi tìm một số bài để kiểm tra sự nhận thức của các em thông qua các giờ chơi, giờ nghỉ, giờ ôn tập . Phần chơi “Đố vui học tập” giúp các em tránh được sự nhàm chán trong các bài học mà còn giúp các em nhớ lại bài cũ đã học. Song tôi đã tìm những câu đố cũng như những phần trò chơi mang tính giáo dục cao và có ý nghĩa.
          Khi kiểm tra bài bằng mọi hình thức như bảng con, hộp phiếu cho học sinh bốc thăm rồi đọc lên câu, từ viết trong thăm bốc được, không có trong sách. Nếu như học sinh nhớ, thuộc được mặt chữ rồi thì dù từ ngữ có mới thì các em cũng đọc được. Do đó, khi đến phần xây dựng, tìm từ mới các em rất thích thú, hào hứng và tham gia sôi nổi nhiệt tình.  
e/ Phần học vần
          Sang đến phần học vần, học sinh đã được học chữ hoa tôi đã hướng dẫn và luyện tập cho các em nhận biết và đọc chữ hoa sau dấu chấm, các danh từ riêng (tên người, vật, địa phương, …), luyện cho các em ngắt nghỉ sau dấu phẩy.
 -Vì thường xuyên phân loại chất lượng học tập của học sinh nên tôi chia chất lượng học tập của lớp ra bốn trình độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu.                                           
          Và phân công: Giỏi kèm yếu, Khá kiểm tra trung bình, Giỏi giúp đỡ Khá, Giỏi giúp nhau học giỏi hơn, Khá giúp nhau để giỏi hơn. Từ đó,chất lượng học sinh trong lớp tương đối đồng đều.Tôi thường xuyên kiểm tra, kèm cặp các em học trung bình và yếu để các em có kiến thức một cách vững vàng hơn.
          5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
          Trong 3 năm học qua tôi tiến hành dạy thực nghiệm và áp dụng theo đề tài và giải pháp trong công tác tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
HỌC LỰC
 
NĂM HỌC
2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013
Giỏi 21.9% 23.5% 28%
Khá 37.5%              47.1 44%
    T Bình 40.6% 29.4% 28%
         Yếu      0%      0%   0%
+ Từ bảng thống kê trên cho thấy kết quả học tập của học sinh được nâng
lên nhiều cụ thể như:
+ Năm học 2010- 2011: Học sinh Khá, Giỏi chiếm tỉ lệ 59.4%.
+ Năm học 2012- 2013: Học sinh Khá, Giỏi chiếm tỉ lệ 72%.
+ Như vậy kết quả so sánh trên cho thấy từ khi áp dụng các đề tài và giải pháp đã đem lại biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả rất cao.
- Đề tài được áp dụng trong phạm vi ở lớp 1 và có thể áp dụng rộng rãi hầu hết tất cả các trường Tiểu học trong huyện hoặc trong tỉnh.
                                                 Vân Khánh, ngày 27 tháng 05 năm 2013
                                                                                      Người  báo cáo
 
 
 
 
                                                                                         Lê Thị Thi

Tác giả bài viết: Lê Thanh Nhã

Nguồn tin: BGH